Bệnh trĩ nội là gì và cách khắc phục bệnh trĩ nội hiệu quả
Bệnh trĩ nội là gì
Bệnh trĩ nội là hiện tượng các tĩnh mạch ở bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược bị căng giãn quá mức, bao bọc xung quanh búi trĩ là lớp niêm mạc của ống hậu môn và thường không có chứa dây thần kinh cảm giác.
Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Cấp độ 1: Búi trĩ phồng lên nhưng không sa ra ngoài. Ở cấp độ này, người bệnh có thể bị chảy máu khi đại tiện.
Cấp độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi địa tiện và tụt vào ngay khi đi xong.
Cấp độ 3: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài khi đại tiện. Thường phải dùng tay đẩy vào.
Cấp độ 4: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài hậu môn, dùng tay đẩy vào búi trĩ lại thò ra.
Nguyên nhân bệnh trĩ nội
Bệnh trĩ nội xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội có vai trò rất quan trọng đối với quá trình khám và điều trị căn bệnh này. Những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội thường gặp là:
- Do mạch máu phù: Bề mặt của các búi trĩ có các hạt nhỏ màu đỏ tươi, thô ráp và dễ bị chảy máu.
- Do xơ hóa: Những tác động bên ngoài khiến cho búi trĩ bị cọ xát nhiều lần, khiến cho bề mặt bị xơ hóa, dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hình thành mô sợi tăng sinh cứng, dễ bị lòi ra và khó bị chảy máu.
- Do táo bón kéo dài: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội. Khi bị táo bón, phân khô cứng, khó di chuyển trong đường ruột nên mỗi khi đại tiện họ phải cố gắng dùng sức để rặn phân ra ngoài. Mỗi khi dùng sức sẽ khiến cho toàn bộ vùng chậu, vùng hậu môn, trực tràng phải chịu một áp lực rất lớn. Từ đó, rất dễ hình thành nên búi trĩ.
- Chế độ ăn uống không hợp lý: Thường xuyên ăn đồ cay nóng, đồ ăn nhanh, thực phẩm khó tiêu, uống ít nước,… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động không được nhịp nhàng, từ đó dễ sinh ra táo bón và bệnh trĩ.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Những thói quen sinh hoạt như ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, khi đi đại tiện cố dùng sức để rặn phân ra ngoài… cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh trĩ nội.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác khiến bạn mắc phải bệnh trĩ nội như: do mang thai, do căng thẳng, stress, do lười vận động hoặc do quan hệ tình dục bằng hậu môn, những người từng có tiền sử bị mắc các bệnh về hậu môn, những người mắc các khối u vùng tiểu khung…
Triệu chứng của bệnh trĩ nội
Đại tiện ra máu
Đại tiện ra máu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh trĩ nội đặc biệt là ở giai đoạn 1 và 2. Nhưng không phải cứ bị đại tiện ra máu là bị bệnh trĩ nội mà nó còn là biểu hiện của một số bệnh khác. Thường đại tiện ra máu không gây cảm giác đau đớn, máu có màu đỏ tươi có thể từng giọt hoặc ra kèm phân.xuất huyết trong lúc đi đại tiện hoặc sau đại tiện, có màu đỏ tươi, lúc đó phân có dính chút máu, hoặc trên giấy có máu, cũng có lúc máu nhỏ từng giọt hoặc tia máu. Do phân trà sát niêm mạc hoặc dùng quá sức trong lúc đại tiện. Nếu mất máu nhiều người bệnh sẽ bị thiếu máu.
Đau nhức
Bệnh trĩ nội đơn thuần, thường không đau tức, đôi lúc cảm giác tức phần hậu môn hoặc khó đi đại tiện. đối với người bị sưng viêm, nếu bị lồi ra mà không kịp trở về vị trí sẽ càng đau hơn. Nếu phát hiện tắc nghẽn, sẽ bị hoại tử, hậu môn bị sưng viêm.
Sa búi trĩ
Người bị trĩ nội thì khi búi trĩ phá triển đến một giai đoạn nhất định có thể bị lòi ra bên ngoài hậu môn. Lúc đầu, kích thước của búi trĩ này vẫn còn bé lồi ra bên ngoài hậu môn và có thể tự thụt vào trong được nhưng sau đó búi trĩ này sẽ phát triển to hơn và không thể tự tụt vào bên trong nữa. Cuối cùng, búi trĩ sẽ sa ra ngoài hậu môn.
Chảy dịch nhầy
Trĩ nội giai đoạn cuối, niêm mạc trực tràng chịu nhiều kích thích của búi trĩ, gây chảy nhiều dịch. Vì phần hậu môn cơ vòng mở rộng, thường có dịch chảy ra từ hậu môn. Người bị nhẹ sẽ chảy ra khi đại tiện, bị nặng sẽ tự chảy ra ngay khi không đại tiện.
Cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng hậu môn
Người bị bệnh trĩ nội thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu do búi trĩ khi bị sa ra ngoài sẽ khiến cho cơ hậu môn bị giãn lỏng, thường bị chảy dịch và hậu môn dễ bị kích thích bởi dịch này.
Lưu ý: Trĩ nội khi bị sa quá mức có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm như nghẹt, tắc mạch, gây nứt, áp xe hậu môn. Vì vậy, ngay khi phát hiện những biểu hiện của bệnh trĩ nội, người bệnh hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Cách chữa bệnh trĩ nội
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp tự nhiên
- Bổ sung đầy đủ chất xơ, uống nhiều nước
- Ăn sữa chua sau bữa ăn
- Không đứng hay ngồi quá lâu
- Tập thể dục thể thao thường xuyên
- Ngâm hậu môn vào nước ấm
Lưu ý: Trường hợp áp dụng cách chữa bệnh trĩ nội theo phương pháp tự nhiên là khi bệnh mới chớm và còn ở giai đoạn nhẹ. Nhưng khi người bệnh có những biểu hiện như: đại tiện ra máu, đau hậu môn khi đại tiện, xuất hiện búi trĩ ngoài hậu môn… thì bạn nên đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để bác sỹ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất.
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng thuốc
Thuốc chữa bệnh trĩ theo Tây Y hay còn gọi là điều trị không xâm nhập – điều trị bảo tồn là lựa chọn hàng đầu cho các bệnh nhân mắc bệnh trĩ cấp độ 1, 2 bao gồm thuốc uống hướng tĩnh mạch và thuốc đặt tại chỗ.
Các loại thuốc uống hướng tĩnh mạch có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh trĩ như co búi trĩ, xoa dịu những tổn thưởng ở thành trực tràng.
Thuốc toa dược và kem bôi tại chỗ thường được phối hợp với thuốc uống để tạo cho bệnh nhân cảm giác dễ chịu hơn khi đi đại tiện và thúc đẩy quá trình co búi trĩ.
Thuốc điều trị táo bón: táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ. Các chuyên gia khuyến cáo khi sử dụng thuốc trị táo bón thì nên dùng thuốc tạo khối phân và tránh sử dụng các loại thuốc nhuận tràng và thuốc xổ vì sẽ làm tăng các triệu chứng của bệnh trĩ.
Cách chữa bệnh trĩ nội bằng phương pháp HCPT
Hiện nay, với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ nội hiệu quả. Tuy nhiên, nói đến cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả nhất phải kể đến phương pháp HCPT. Phương pháp này áp dụng cho bệnh nhân trĩ độ 3, độ 4, khi này búi trĩ đã sa ra ngoài và không thể tự thụt vào được, bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp ngoại khoa để phẫu thuật cắt trĩ mới có thể chấm dứt tình trạng bệnh nhanh chóng nhất.
Quy trình điều trị: Đầu tiên bác sĩ sẽ mở lỗ hậu môn cách ống hậu môn và trực tràng khoảng 4cm. Sau đó, dựa trên nguyên lý hoạt động của các ion điện tích tương tác lên thành huyết mạch khiến cho quang đông huyết quản, thắt chặt và cố định vị trí cần cắt. Đồng thời, kéo lớp niêm mạc bị sa xuống và loại bỏ chúng.
Quy trình thực hiện gồm 4 bước sau:
- Bước 1: Dùng sóng điện tác động lên tế bào bị tổn thương.
- Bước 2: Tiến hành tách và cố định tế bào bị tổn thương.
- Bước 3: Thành công loại bỏ các tế bào bệnh.
- Bước 4: Vị trí bị tổn thương đã được tách và cố định.
Ưu điểm vượt trội của kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT được các đánh giá cao về chuyên môn, bởi khắc phục được rất nhiều nhược điểm của các phương pháp cắt trĩ truyền thống:
- Độ an toàn cao: Toàn bộ quá trình làm thực hiện được điều khiển bởi máy tính, tạo độ an toàn cao và đáng tin cậy, không xảy ra bất cứ sai sót nào.
- Ít chảy máu, không gây đau đớn: HCPT không làm ảnh hưởng đến các tổ chức mô và tế bào lân cận trong quá trình thực hiện. Do đó, không gây cảm giác bỏng rát, ít chảy máu và không gây đau đớn. Đặc biệt là không xảy ra tình trạng chảy máu, thiếu máu sau phẫu thuật. Giúp bệnh nhân điều trị bệnh trĩ nhanh chóng, không đau, đem lại hiệu quả cao.
- Thực hiện nhanh và hồi phục nhanh: Phương pháp PPH được thực hiện khá đơn giản, theo nguyên tắc kéo búi trĩ lại trạng thái bình thường bằng cách sử dụng máy cắt khâu có nối tự động HYG – 34 để khoanh niêm mạc nằm trên đường lược khoảng 2 – 4 cm. Quá trình phẫu thuật chỉ kéo dài khoảng 20 phút, bệnh nhân không cần nằm viện mà có thể về nhà ngay sau đó.
- Giảm khả năng tái phát: Phương pháp này ít xảy ra các biến chứng sau cắt trĩ như: Hẹp hậu môn, đại tiện không tự chủ, … Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu tiếp xúc trực tiếp với búi trĩ mà không làm tổn thương các vùng lân cận, chảy máu ít và đảm bảo an toàn cho người bệnh, hạn chế khả năng phát bệnh đến mức thấp nhất.